Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh có thực sự nguy hiểm

Chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh đang dần tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê của đông y bốn phương blog thì có tới 40% số trẻ khi sinh ra đời đã có những biểu hiện nôn trớ, trào ngược sữa khi bú. Đa số, các biểu hiện trào ngược chỉ xuất hiện vài lần nhưng không nghiêm trọng. Lúc này, các bậc cha mẹ chỉ coi đây là những hiện tượng bình thường vì nghĩ là bởi hệ tiêu hóa và đường ruột của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Tuy vậy, nếu các biểu hiện này diễn ra thường xuyên hơn thì bạn cần coi chừng, có thể trẻ đã mắc bệnh dạ dày trào ngược thực quản.

Nguyên nhân gây nên chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Nếu người bệnh là trẻ nhỏ thì bệnh chủ yếu tới từ 3 nguyên nhân chính dưới đây
Chức năng bao tử hoạt động không ổn định
Thực quản và miệng cùng với dạ dày ở trẻ có một chiếc van điều khiển gọi là cơ thắt thực quản. Khi cho trẻ bú sữa, cơ này hoạt động và mở ra cho sũa chảy qua rồi lại đóng vào giữ sữa bên trong bao tử. Ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, cơ thắt thực quản vẫn còn đang phát triển. Chính bởi vậy, chức năng đóng mở cơ thắt không ổn định, điều này dẫn tới sữa sẽ trào ngược lên thực quản. Bé sẽ khó chịu và quấy khóc.
Đường ruột còn non yếu
Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, dễ bị trào ngược dạ dày thực quản là bởi đường ruột và hệ tiêu hóa còn non yếu, dễ bị tác động bởi kích thích từ bên ngoài. Chính vì non yếu nên dạ dày trẻ rất nhạy cảm, việc hấp thụ dinh dưỡng sữa cũng hạn chế. Bởi vậy, mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản là hệ quả tất yếu.
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Do cách chăm trẻ của mẹ không đúng
Đa số, trẻ sơ sinh bị nôn trớ là do ăn sữa quá nhiều và nhanh một lúc. Trong khi đó, vừa mới bú xong, trẻ lại được đặt nằm ngay. Không chỉ vậy, nhiều trẻ còn bị di ứng với sữa. Tất cả là do cách chăm sóc trẻ nhỏ của mẹ không đúng. Ban đầu trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh chỉ là sinh lý. Dần dần, chuyển sang bệnh lý, cần được chữa trị kịp thời.

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Chứng bệnh dạ dày trào ngược thực quản dễ nhầm với bệnh liên quan tới dạ dày. Bởi các triệu chứng của bệnh trào ngược có phần giống với bệnh dạ dày. Vậy nên, khi trẻ có những dấu hiệu bất thường, các bậc cha mẹ cần chú ý để có hướng điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:
- Trẻ quấy khóc nhiều giờ, nhất là vào ban đêm khi đi ngủ
- Cơ thể bé tăng cao đột biến
- Khó tính, hay bực tức trong lúc ăn và sau ăn
- Bé có thể bị tiêu chảy dài ngày, phân có lẫn máu tươi
- Ho liên tục sau ăn
- Trẻ hay cong người khi nằm ngủ. Đây là một phản xạ tự nhiên để chống lại những cơn đau, khó chịu do dạ dày trào ngược
- Hay buồn nôn, ói mửa. Dịch nôn có màu vàng hoặc xanh, nặng thì có thể lẫn máu bên trong dịch.
- Bé sẽ bị khó thở, thở hắt hơi không ra. Đây là biểu hiện rất nguy hiểm, nếu không phát hiện kịp thời thì có thể bé sẽ ngừng thở khi ngủ.
- Bé chậm tăng cân hay sút cân nhanh chóng. Có một số trẻ bị béo phì cũng dễ bị trào ngược dạ dày thực quản. 

Lời khuyên giảm chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Các bạn có thể thấy rằng chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh gây nên những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Vậy nên, muốn bé mau khỏi bệnh và bình phục sức khỏe thì các mẹ cần chú ý tới những điều dưới đây.
Cho bé ăn đúng cách
Các mẹ cần chú ý tới tư thế khi trẻ bú để phù hợp cơ thể trẻ. Đặt lưng trẻ thẳng để sữa không chảy ngược lên cổ họng. Mỗi lần bú nên chia nhỏ, không nên ép bé ăn quá nhiều.
Kê cao gối cho bé ngủ
Đây là cách giúp thực quản của trẻ luôn cao hơn dạ dày. Nhất là vào thời gian này, khi dạ dày của bé vẫn còn nằm ngang chưa hoàn thiện.
Đây là những kiến thức liên quan tới trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh. Các bậc cha mẹ tham khảo, phòng khi cần dùng tới. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!
Tham khảo thêm nhiều cách chữa bệnh trào ngược dạ dày tại trang chủ website: https://webdongyvietnam.blogspot.com/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những cây thuốc nam chữa trào ngược dạ dày thực quản dễ kiếm

Bạn cần làm gì khi bị trào ngược dạ dày thực quản?

Khi bé bị trào ngược dạ dày phải làm sao để nhanh khỏi?