Xử lý chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Trào ngược ở trẻ em là điều mà chắc hẳn bé nào cũng từng gặp phải. Vậy phải xử lý bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em như thế nào? Cùng theo dõi những thông tin sau để biết được câu trả lời nhé!

Dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Trẻ nhỏ bị trào ngược thường có biểu hiện điển hình như: nôn trớ, ọc sữa qua mũi, nôn ra máu, tiêu chảy, táo bón, ho hen, viêm phổi thường tái phát, thở khò khè, viêm tai, viêm xoang, giãn phế quản, mòn răng, ngừng thở, khó thở, thiếu máu, chậm hoặc không tăng cân, suy dinh dưỡng…
Những dấu hiệu khi bé bị trào ngược dạ dày nặng
Người xanh xao, gầy gò, không thể tăng cân
Hay nôn trớ nhiều, sặc cả lên mũi
Nôn trớ ra chất lỏng có màu xanh nhạt hoặc vàng
Nôn kèm máu
Tiêu chảy, khó thở, sốt.

Chăm sóc bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Cho bé bú đúng tư thế, không nên cho bé bú nằm. Nên đảm bảo thức ăn của bé được đưa xuống đúng dạ dày, không bị sặc.
Cung cấp đủ năng lượng, dinh dưỡng cho bé. Nên chia nhỏ bữa ăn của bé thành nhiều bữa trong ngày. Điều này giúp tiêu hoá thức ăn nhanh hơn.
Không rung lắc trẻ khi cho trẻ ăn, giữ tư thế thẳng.
Xem thêm: Thắc mắc trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi không
Trẻ bị nôn trớ thì dùng nước ấm để cho trẻ súc miệng. Làm sạch cả khoang miệng, sạch lưỡi.
Khi trẻ bị sặc sữa lên mũi, cần hút sữa ra ngay.
Đặt trẻ nằm ở tư thế nghiêng để tránh bị bị nôn trớ. Hạn chế cho bé nằm ngửa.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em - Hướng dẫn bố mẹ cho bé ăn đúng cách

Chia bữa ăn hoặc cho bé bú thành nhiều cữ trong ngày. Không nên cho bé ăn quá no.
Không để trẻ bú hơi. Bố mẹ khi cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bú bình cần phải chú ý tới lượng sữa có trong bình. Nên nghiên bình để sữa chảy ra đều.
Cho bé nghỉ sau mỗi lần uống 30 hoặc 60ml sữa.
Xoa hoặc vuốt lòng bàn chân của bé nếu bé hay bị nôn trớ.
Không đặt bé nằm ngay sau khi ăn
Để bé ngồi, hoặc giữ tư thế đứng sau ăn khoảng 30 phút.
Kê cao gối khi cho bé nằm
Nếu như bé thường hay khóc quấy, biếng ăn, nôn trớ nhiều trong ngày nên đưa bé ngay tới viện.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có thể biến mất khi bé được một tuổi trở đi. Nhưng nếu như khi bé lớn mà vẫn gặp phải tình trạng này, bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao. Và có những cách chữa bệnh, điều trị cho hiệu quả. Bố mẹ có thể lựa chọn phương pháp điều trị bệnh của đông y cho bé. Thay vì dùng thuốc tây có thể khiến hệ miễn dịch của bé bị ảnh hưởng, bé dễ bị nhờn thuốc, có tác dụng phụ do dùng nhiều kháng sinh.
Xem thêm: Bị trào ngược dạ dày phải làm sao?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là hội chứng rất phổ biến. Bệnh có thể khiến cho bé gặp phải những biến chứng nguy hại tới hô hấp, hoặc quá trình phát triển sau này. Vì vậy, bố mẹ nên có những phương pháp để chữa khỏi bệnh sớm cho bé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những cây thuốc nam chữa trào ngược dạ dày thực quản dễ kiếm

Bạn cần làm gì khi bị trào ngược dạ dày thực quản?

Khi bé bị trào ngược dạ dày phải làm sao để nhanh khỏi?